Friday 31 May 2013

What drives you forward? - Điều gì thúc đẩy bạn tiến về phía trước?


Taking a step is
easy if you make it backward
but
difficult if you make it forward.

WHY?

Due to your self-limiting beliefs and low motivation, you will soon give up whenever you  encouter a problem.

So, HOW TO TAKE A STEP FORWARD WITHOUT FEARS?

1st - Remove your self-limiting beliefs
2nd - Identify your DRIVE
3rd - Take the step.



I have shown you the ways to eliminate your fears and self-limiting beliefs in my previous post Remove your self-limiting beliefs. Hereby, if you always consider your failure as one step forwar, two steps back, you still have the negative belief about yourself. You should read the article again and practice it first, then come back here for the second stage of taking a step forward without fears.

In this post I will only define what motivation is and how it is classified. I have written this post for several times because I could not decide to myself how much information is enough for you (I'm always a greedy one :D). Suddenly, I remember one of my research in Psychology when I was a third-year student. Looking at the research again and I found that it can bring you whole understanding of this term. So, I made my decision not to write a new one, but to show you one part in my research. Please keep reading and find that part in the Vietnamese version of this post.

The next post will provide you with a small multiple choice test about identifying your motivation :)

============================================


Bước đi sẽ là
đơn giản khi bạn lùi lại
nhưng
khó khăn khi bạn tiến lên

TẠI SAO?
Những niềm tin giới hạn và tình trạng thiếu động lực luôn khiến bạn 
quyết định từ bỏ ngay khi bạn gặp khó khăn.

VẬY, LÀM SAO ĐỂ TIẾN LÊN MÀ KHÔNG HỀ SỢ HÃI?

Bước 1: Loại bỏ những niềm tin tự giới hạn
Bước 2: Xác định ĐỘNG LỰC HÀNH ĐỘNG của bạn
Bước 3: Bước đi


Tôi đã chỉ ra những cách để loại bỏ nỗi sợ hãi và những niềm tin tự giới hạn của bạn trong bài viết trước. Nhân tiện, nếu bạn luôn xem xét những thất bại của mình là dấu hiệu của việc bạn chẳng thể làm gì cho tử tế nghĩa là bạn vẫn đang mang theo mình những niềm tin tiêu cực. Bạn nên đọc lại bài viết về “Loại bỏ niềm tin về giới hạn bản thân” và luyện tập kỹ năng đó trước, rồi hãy trở lại đây để đến với bước thứ hai của quá trình tiến lên mà không sợ hãi.

Ở bài này tôi chỉ định nghĩa động cơ là gì và chúng được phân loại như thế nào. Tôi đã viết đi viết lại bài này rất nhiều lần bởi vì tôi không thể tự quyết định được chừng nào thông tin là đủ cho các bạn. (Tôi thì luôn là một người tham lam :D) Đột nhiên, tôi nhớ đến một trong những nghiên cứu khoa học của tôi về Tâm lý học khi tôi còn là sinh viên năm thứ 3. Đọc lại nghiên cứu đó và tôi nhận thấy nó có thể mang lại cho các bạn sự hiểu biết đầy đủ về khái niệm này. Vì vậy, tôi quyết định không viết một bài mới mà sẽ sử dụng một phần trong nghiên cứu đó của tôi để gửi tới các bạn.

Hãy cố gắng theo dõi nhé, vì có thể hơi dài một chút. Nhưng, để hiểu biết về bản thân mình thì thậm chí một bài viết như thế còn chưa đủ, bạn sẽ còn muốn đọc bài viết tiếp theo, ở đó tôi gửi tới các bạn một bài trắc nghiệm nhỏ về vấn đề xác định động cơ  :)

"1. Khái niệm động cơ
Động cơ (motivation) là một vấn đề trọng tâm trong cấu trúc nhân cách. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề hết sức phức tạp trên cả bình diện lí luận và thực tiễn giáo dục. Nhìn nhận vấn đề này trong cùng một lĩnh vực hay trên nhiều lĩnh vực cũng có những quan điểm khác nhau của các nhà tâm lí học trên thế giới. Chúng ta có thể chia thành hai trường phái khác nhau trong nền tâm lí học.
Trường phái thứ  nhất là tâm lí học hành vi, tâm lí học cấu trúc và tâm lí học phân tâm. Trường phái này nghiên cứu động cơ theo quan điểm của khoa học tự nhiên. Đại diện của nó là Watson, Skinner, Jolman, A. Karter, Freud, Atler, Horney, Fromn,.... Dù sinh  ra trong những thời điểm khác nhau và nghiên cứu hoàn toàn độc lập nhưng họ đều đưa ra một quan điểm chung coi động cơ như những kích thích tích cực của con người. Đó là những kích thích mang tính chất sinh học và được tạo ra một cách bẩm sinh. Ví dụ, Freud cho rằng động lực cơ bản của hành động trong hành vi con người nằm trong bản năng sinh dục và các biến thể của nó. Atler thì thay thế yếu tố tình dục trong quan niệm của Freud bằng ý muốn quyền lực. K. Horney lại cho rằng con người có sức manh bẩm sinh, cơ sở của nó nằm trong sự cô đơn từ thời ấu thơ, và điều đó có ảnh hưởng lớn tới động cơ hành vi của con người.... Tuy nhiên, những quan điểm trên đều không đưa đến được bản chất của vấn đề. Sai lầm về phương pháp luận của  họ là ở chỗ đã suy diễn từ việc nghiên cứu bản  năng động của động vật để quy thành động cơ hành vi của con người. Khi xác định  bản chất của động cơ họ đều nghiêng về bản năng sinh vật, đề cao vàkhuyếc đại các dạng hoạt động cấp thấp, các mặt bản năng, năng lượng của động cơ, đồng thời phủ nhận hoặc coi nhẹ bản chất xã hội của con người. Những sai lầm đó làm cho các nhà tâm lí học phương tây không tìm thấy bản chất thật sự của động cơ hành vi con người. Theo họ, không cần và không thể giáo dục động cơ, tự nhiên nó xuất hiện và tác động đến hành vi tuỳ theo  hoàn cảnh.
Đối lập với trường phái trên là trường phái nghiên cứu động cơ trên quan điểm duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Đại diện của  trường phái này là các nhà tâm lí học và giáo dục học người  Nga. Các nhà tâm lí học Mác-xít đều có quan điểm chung cho rằng muốn hiểu được tâm lí con người,  trước hết phải đi từ cuộc sống thực của con người, mà nó cực kì đa dạng, nảy sinh từ những nhu cầu, hứng thú khác nhau, động cơ không phải là sự trải nghiệm của nhu cầu mà là quá trình thúc đẩy con người thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Động cơ là đặc trưng chủ yếu của tâm lí con người, nó thúc đẩy và điều khiển mọi hành vi của con người. Chúng ta có thể thấy sự biểu hiện của các quan điểm này qua một số công trình :
Năm 1953, X. L. Rubinstein xuất bản cuốn " Những cơ sở của tâm lí học". Trong đó, ông coi động cơ ý chí của con người có thể bắt nguồn từ những ham muốn, nhu cầu, cảm xúc cũng như từ các lợi ích tư tưởng, từ nhận thức những nhiệm vụ mà đời sống xã hội đặt ra trước con người. Sau này V.S Merlen giải thích vấn đề này rằng muốn hành động tích cực và có mục đích con người phải thấy cần một cái gì đó. Sự "cần" cái gì đó được con người thể nghiệm và có ý thức về nó thì được gọi là nhu cầu. Với ý nghĩa đó, mọi động cơ là nhu cầu. Theo ông, trong những động cơ của hoạt động đều biểu thị mối quan hệ giữa con người với hiện tại khách quan. Mối quan hệ này đều có hướng nhất định, tích cực hoặc tiêu cực. Trong động cơ còn biểu thị nội dung của quan hệ, đó là  quan hệ thực hành và quan hệ đạo đức. Trong mỗi động cơ đều có hai khía cạnh : kích thích hành động và thái độ cảm xúc.[2]
Trong rất nhiều các nhà tâm lí Mác-xít, A. N. Lêôntiev,  tác giả của học thuyết "Hoạt động đối tượng", có quan điểm rõ ràng, sâu sắc và có sức thuyết phục nhất đối với vấn đề động cơ. Theo ông, " những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác nằm trong hiện thực khách quan khi chúng được phát lộ ra, được chủ thể nhận biết (hình dung ra, nghĩ ra) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động tức là trở thành động cơ." Ông cũng cho rằng động cơ có hai chức năng, một là thúc đẩy và hướng dẫn hoạt động, hai là tạo ra cho hoạt động  có ý của chủ thể. [2]
Trong quá trình xem xét các quan điểm của các nhà tâm lí học về động cơ,    người làm đề tài nhận thấy có thể  đưa ra một cách hiểu về khái niệm động cơ như sau:
Động cơ là tất cả những gì làm nảy sinh tích tích cực của cơ thể và quy định xu hướng đó, nói cách khác, khái niệm động cơ liên quan đến tất cả những gì tạo ra rung cảm trong con người, thúc đẩy tính tích cực hoạt động của họ để hướng tới những kết quả mong muốn. Đây là khái niệm công cụ của đề tài.
Động cơ có quan hệ mật thiết với những quá trình tâm lý và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Con người hoạt động vì những nhu cầu nhất định, những nhu cầu đã được phản ánh trong ý thức của mình. Nhu cầu nào đó khi đã được con người nhận thức rõ ràng, cụ thể sẽ thôi thúc người ta hoạt động. Hơn nữa, một  trong những yếu tố cơ bản của việc hình thành động cơ hoạt động là hoạt động có ý thức của con người nhằm phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc, rộng rãi chứ không phải là hiện thực hoá một cách tự phát và không có khuynh hướng.
Xuất phát từ khái niệm động cơ như thế, cùng với khái niệm về hoạt động chúng tôi đưa ra một số đặc điểm của động cơ là :
+ Động cơ là một trong 6 thành tố của cấu trúc của hoạt động. Động cơ nằm trong đối  tượng của hoạt động, nó quy định loại hình hoạt động, đồng thời kích thích, thúc đẩy hoạt động.
+ Động cơ luôn gắn với  những nhu cầu. Động cơ được hình thành chỉ khi nhu cầu đã được cá nhân ý thức một cách đầy đủ,  rõ ràng.
+ Động cơ là tổ hợp của các mục đích : Động cơ được tách thành các mục đích cụ thể. Có thể coi mục đích là động cơ bộ phận, động cơ gần, động cơ trước mắt.
+ Động cơ có thể là vật chất hoặc có thể là tinh thần.

2. Phân loại động cơ
Khái niệm động cơ không phải khi nào cũng được nhận thức đầy đủ hoặc được nghiên cứu một cách trọn vẹn. Mỗi tác giả khác nhau lại có những cách thức phân loại động cơ khác nhau cho phù hợp với mục đích nghiên cứu hoặc phù hợp với quan điểm của mình. Rubinstein chia động cơ thành động cơ nghĩa vụ và động cơ ham thích. A. N. Lêôntiev coi động cơ bao gồm động cơ kích thích và động cơ  tạo ý. Klinna lại cho động cơ kích thích trực tiếp và động cơ kích thích viễn cảnh là hai bộ phận của động cơ... Tuy nhiên, cũng có nhiều cách phân loại được nhiều người công nhận và thường xuyên sử dụng. Trong khả năng không cho phép của đề tài, chúng tôi xin đưa ra 3 cách phân loại động cơ thường được sử dụng nhất.
2.1. Động cơ rộng vs. Động cơ hẹp
+ Động cơ rộng là động cơ khái quát, có tính bền vững, có hiệu lực cao, có tác dụng chi phối và hướng hoạt động của cá nhân trong thời gian dài.  Động cơ rộng ít phụ thuộc vào hoàn cảnh ngẫu nhiên, ngay cả khi gặp tình huống khó khăn, không thuận lợi.
Động cơ hẹp là động cơ cụ thể, trực tiếp, riêng lẻ  tác động vào đối tượng ngắn, phụ thuộc vào các yêu cầu trước mắt, những kích thích trực tiếp  đối với bản thân, nó thường không ổn định và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của tình huống.
2.2. Động cơ bên ngoài vs. Động cơ bên trong
+ Động cơ bên ngoài là những kích thích có tác dụng hỗ trợ, khích thích trực tiếp nhằm làm tăng cường hoặc kìm hãm hoạt động cá nhân. Nó thường chưa được nhận thức đầy đủ, rõ ràng nên dễ biến động
+ Động cơ bên trong xuất phát từ chính quá trình, nội dung và yêu cầu của hoạt động cá nhân.
2.3. Động cơ gần vs. Động cơ xa
+ Động cơ gần có tác dụng tình huống ngắn, trực tiếp, phụ thuộc vào từng thời điểm, nó có tác dụng thúc đẩy ngay những hoạt động cá nhân và dĩ nhiên nó chỉ có tác dụng trực tiếp trong từng điều kiện cụ thể của hoạt động
+ Động cơ xa là động cơ rộng lớn ở phía tương lai, thường là những hình ảnh đẹp, mơ  ước có ý nghĩa lớn lao thúc đẩy con người hoạt động vươn tới trong suốt thời  gian dài."
 
Phần ghạch chân ở trên về đặc điểm của động cơ cho bạn thấy tính tồn tại tất yếu của động cơ trong mọi hoạt động của đời sống, đồng thời nó phụ thuộc vào ý thức cá nhân, cho nên bạn không thể tránh nó, nhưng bạn lại có thể quyết định việc nó như thế nào!

Vì vậy, be PROACTIVE - hãy CHỦ ĐỘNG!

Và đừng quên đọc post tiếp theo nhé! :*



Written by Pro U English Class - May 30th 2013








No comments:

Post a Comment